Để hiểu về giao thức này mình tóm tắt đơn giản như sau:
1. Các Router sẽ tham gia VRRP và bầu chọn ra 1 con Router MASTER và 1 hoặc nhiều con Router BACKUP.
2. Các Router định nghĩa mình nằm trong Virtual Router(VR-Router ảo) nào phụ thuộc vào giá trị VRID và VR này có địa chỉ IP(vIP-địa chỉ IP ảo), các router trong cùng nhóm VRID phải có cùng vIP và không nên đặt vIP trùng với realIP( IP trên interface vật lý)
3. Việc bầu chọn MASTER và BACKUP dựa vào thông số priority. Khi quá trình bầu chọn xảy ra, Router có thông số priotity cao nhất sẽ được bầu chọn làm Router MASTER – nhiệm vụ sẽ trả lời gói ARP và chuyển gói tin.
4. Router MASTER sẽ gửi gói tin quảng bá định kì đến các Router BACKUP.
5. Các Router BACKUP sẽ bầu chọn lại MASTER khi không nhận được gói tin định kỳ từ Router MASTER hiện tại( MASTER down).
6. Khi Router MASTER up trở lại, Router sẽ ở trạng thái BACKUP.
7. Router MASTER trở lại MASTER với điều kiện thông số chiếm quyền được bật.
Lưu ý 1: nếu quá trình bầu chọn kết thúc, đã có MASTER mới thì việc bật chiếm quyền không còn tác dụng nhé trừ trường hợp quá trình bầu chọn mới phát sinh.

Topology Network

1. Phần Internet: để đơn giản khi làm lab mình chỉ dùng DHCP Server để cấp phát địa chỉ IP xuống 2 Router bên dưới.
2. Trên ROS01-Master Interface ether1 mình sẽ DHCP Client để nhận địa chỉ IP từ DHCP bên trên. Sau đó cấu hình cơ bản để ra Internet như DNS/NAT/Route.
3. Trên ROS02-Backup cũng tương tự như ROS01-Master.
4. Cấu hình VRRP
Trên ROS01-Master.
– Tạo Interface VRRP trên ether2

Ý tưởng của mình là sẽ cho Router này làm MASTER nên sẽ để thông số priority mặc định là 100. Lát mình sẽ cấu hình trên Router kia thông số này thấp hơn để nó trở thành BACKUP nhé.
Interval sẽ là khoảng thời gian định kỳ gửi gói Adv khi nó trở thành MASTER nhé. Thông số này nên đặt giống nhau trên tất cả router có cùng VRID nhé!

-Tiếp đến đặt địa chỉ IP cho Interface ether2 và Interface vrrp1 nhé.

Trên ROS02-Backup cũng tương tự như ROS01-Master.
– Tạo Interface VRRP trên port ether2( lưu ý thông số priority, để trở thành BACKUP thì thông số này phải nhỏ hơn MASTER nhé!)

và tiếp theo là đặt địa chỉ IP cho Interface ether2 và Interface vrrp1 nhé.

5. Phần SW đơn giản mình chỉ tạo 1 bridge và add all port vào bridge đó là xong.
6. Connect-WIN-7 là 1 card mạng ảo mình sẽ kết nối đến 1 máy dùng Windows 7 ảo để test lab nhé!
7. Mọi người có thể đặt địa chỉ IP tĩnh cho các host trong hệ thống hoặc có thể dùng DHCP server nhé. Trong trường hợp sử dụng VRRP thì khi trỏ gateway cho host thì trỏ về địa chỉ IP ảo hay còn gọi là gateway ảo, theo bài lab trên thì IP là 192.168.88.254 và đừng quên cấu hình trên 2 Router( MASTER & BACKUP.