Giới thiệu tổng thể hệ thống mạng Wifi doanh nghiệp

Giải pháp Wifi cho doanh nghiệp hướng đến việc tạo lập một mô hình mạng máy tính có tốc độ truy cập mạnh mẽ. Trong đó hệ thống mạng máy tính sẽ được chia làm hệ thống mạng dây và hệ thống mạng không dây (hay Wifi). Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống mạng Wifi được sử dụng rất phổ biến bởi tốc độ truy cập nhanh và sự tiện dụng trong quá trình lắp đặt.

Theo các chuyên gia tin học, hệ thống mạng Wifi doanh nghiệp thường có yêu cầu khắt khe hơn so với các mô hình mạng máy tính khác. Bên trong mô hình này phải đáp ứng được tiêu chí như: Tính ổn định, tính bảo mật và tính năng sẵn sàng khởi động. Đây sẽ là những yếu tố quyết định đến độ tin cậy của người dùng đối với khả năng mở rộng và khả năng backup xử lý khi hệ thống gặp sự cố.

Nhìn một cách tổng thể, hệ thống mạng Wifi doanh nghiệp được xây dựng theo một mô hình chung. Bên trong hệ thống gồm có các thiết bị Router kết nối mạng sở hữu những tính năng nổi bật như: Backup line, load balancing và VPN,… Kết hợp với đó còn có thiết bị bức tường lửa cho công dụng hạn chế những rủi ro khi hệ thống mạng bị hacker tấn công từ bên ngoài.

Đi sâu vào từng chi tiết, mô hình mạng máy tính doanh nghiệp còn chứa đựng hệ thống Core Switch và Access Switch. Hai hệ thống mạng đảm nhận nhiệm vụ phân chia việc quản lý các dây mạng được kết nối tới thiết bị đầu cuối như: Máy ảnh, laptop, máy tính bàn,…

Ngoài ra mô hình được trang bị thêm hệ thống Access Point với nhiệm vụ sử dụng sóng Wifi để phát đến các thiết bị kết nối không dây. Cũng như các thiết bị quản lý Wifi (còn được gọi là Access Point Controller).

Phân tích yêu cầu lắp đặt mạng Wifi

Để xây dựng được hệ thống mạng máy tính có tốc độ xử lý và truy cập mạnh mẽ, bạn cần tiến hành phân tích nhu cầu lắp đặt mạng Wifi. Cụ thể hơn, doanh nghiệp nên căn cứ vào số lượng user tham gia sử dụng mạng máy tính để lựa chọn các thiết bị như: Router, Firewall và Access Switch.

Ngoài ra người dùng cũng cần căn cứ vào bản vẽ mặt bằng khảo sát vùng phủ sóng Wifi tại mỗi một khu vực. Dựa vào đó bạn sẽ đưa ra được tính toán cụ thể cho thiết bị phát Wifi.

Lấy một ví dụ điển hình như: Doanh nghiệp cần cung cấp độ phủ sóng mạng Wifi cho một khu vực có 20 khách hàng sử dụng cùng một lúc. Trong đó vùng phủ sóng Wifi sở hữu diện tích 150 mét vuông và các loại dịch vụ khách hàng thường sử dụng là: Xem video có độ phân giải cao,  xem tin tức báo mạng và lướt Facebook giải trí.

Nhìn vào đó bạn có thể đưa ra giải pháp thiết kế hệ thống mạng cho doanh nghiệp bằng cách: Lắp đặt thiết bị mạng có khả năng chịu tải cho 30 khách hàng cùng hoạt động chung khung giờ. Khi này hệ thống mạng máy tính sẽ đáp ứng tốt tiêu chí ổn định dành cho mạng Wifi. Nhờ vậy mà tình trạng nghẽn mạng, mạng chập chờn hoặc rớt mạng sẽ không xảy ra.

Thêm một ví dụ khác về trường hợp doanh nghiệp muốn lắp đặt hệ thống Wifi tại khu vực văn phòng. Khi này các user sử dụng chính là nhân viên công ty, hệ thống cấp quản lý và một số khách hàng thân thiết. Vậy giải pháp được xây dựng là lắp đặt hệ thống Wifi có sự phân tách giữa hệ thống mạng cho khách hàng và hệ thống mạng cho nội bộ công ty. Bằng việc xây dựng hệ thống mạng tách biệt, đơn vị kinh doanh sẽ đảm bảo được độ bảo mật cao cho các dữ liệu.

Riêng với những doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình nhà hàng, khách sạn, tiêu chí cần được đặt lên hàng đầu là khả năng chịu tải lớn. Song song đó là khả năng đáp ứng cao nhu cầu sử dụng của nhiều người cùng một lúc. Ngoài ra hệ thống mạng Wifi còn phải được trang bị tính năng quản lý tối ưu băng thông tích hợp.

Đáp ứng tốt tiêu chuẩn kể trên, các sản phẩm TOTOLINK dưới đây rất phù hơp để dùng cho mô hình mạng máy tính doanh nghiệp. Dòng sản phẩm điển hình bao gồm:

  • TOTOLINK CA1200-PoE: Sản phẩm có tốc độ truyền tải lên đến 1200Mbps với khả năng tương thích chuẩn với Wifi IEEE 902.11ac. Thiết bị còn được trang bị 1 cổng LAN và phần mềm quản lý tập trung Wireless LAN Controller. Đi kèm với đó là công nghệ MU-MIMO cho khả năng kết nối 128 thiết bị cùng lúc và tính năng mã hóa bảo mật cực cao.
  • TOTOLINK CA750-PoE: Tốc độ truyền tải dữ liệu của thiết bị đạt 300Mbps – 2.4GHz và 433Mbps – 5GHz. Sản phẩm có 1 cổng LAN, 2 anten ngầm và phần mềm quản lý mạng bằng Wireless LAN Controller. Đặc biệt thiết bị có khả năng hỗ trợ 128 thiết bị kết nối cùng một lúc với vùng phủ sóng Wifi cực rộng.

Như vậy bằng việc sử dụng sản phẩm TOTOLINK, doanh nghiệp sẽ quản lý được hệ thống Access Point hoàn toàn miễn phí theo hướng tập trung. Nhu cầu người dùng cũng được đáp ứng tối đa nhờ vào khả năng phủ sóng rộng của thiết bị. Kết hợp với đó là sự tiện dụng vượt trội nhờ tính năng tự động chuyển kênh để tránh tình trạng nhiễu đồng kênh.

Đặc biệt là doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng hoặc cắt giảm chi phí triển khai hệ thống mạng máy tính. Trong trường hợp có nhu cầu phân chia nhiều SSID, bạn cũng có thể tiến hành nhanh chóng với các chính sách tương ứng.

Hệ thống Access Switch

Dựa trên số lượng các user sử dụng mạng, bạn có thể thiết kế hệ thống mạng cho doanh nghiệp với các Access Switch tương ứng. Gợi ý lý tưởng dành cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ là dòng sản phẩm Unmanaged Switch được trang bị từ 16 đến 24 cổng hỗ trợ tủ rack.

Bên trong hệ thống mạng máy tính cần được lắp đặt những sản phẩm Camera, Access Point sử dụng chung một nguồn PoE. Trong đó Camera phải có UP hỗ trợ chuẩn nguồn PoE 802.11af/at. Riêng Access Point cần được trang bị thiết bị cục nguồn PoE.

Dựa trên những tiêu chuẩn vừa nêu ra, doanh nghiệp có thể lắp đặt các Access Switch phù hợp dưới đây:

Các Access Switch có tiêu chuẩn phù hợp với tủ rack của TOTOLINK

  • TOTOLINK SG24: Sản phẩm được làm từ kim loại có thiết kế nhỏ gọn và mang màu đen sang trọng. Bên trong thiết bị có 24 cổng RJ45 đạt độ tương thích chuẩn với IEEE 802.3/ IEEE 802.3ab,…  Dòng sản phẩm hỗ trợ IGMP Snooping, MTBF>= 5 năm. Đặc biệt thiết bị còn hỗ trợ Jumbo Frames đến 10 Bytes.
  • TOTOLINK SG24D: Được làm từ vật liệu kim loại sang trọng, thiết bị có tổng 24 cổng 10/100/1000Mbps auto-negotiation. Bên trên mỗi cổng còn hỗ trợ bộ điều khiển luồng với khả năng lưu trữ và chuyển tiếp mạnh mẽ. Thêm vào đó thiết bị còn có tính năng kết nối MDI/MDIX tự động cùng mô hình mạng máy tính cho doanh nghiệp.
  • TOTOLINK SG16D: Thiết bị chia mạng có kích cỡ vuông vắn, chắc chắn nhờ vật liệu kim loại cao cấp. Sản phẩm có tổng cộng 16 cổng RJ45 đạt độ tương thích chuẩn IEEE 802.3. Dòng sản phẩm đem đến tính năng dễ dàng mở rộng mạng có dây cho người sử dụng.
  • TOTOLINK SG16: Thiết bị có kiểu dáng tinh tế, nhỏ gọn, thuận tiện để lắp đặt nhiều nơi. Bên ngoài sản phẩm được phủ lớp sơn đen chống trầy xướt và rỉ sét. Dòng sản phẩm có tổng cộng 16 cổng RJ45, hỗ trợ IGMP Snooping với khả năng lưu trữ và chuyển mạch dữ liệu nhanh. Tiêu chuẩn kết nối 802.3x cho tính năng kiểm soát lưu lượng tốt.

Cách dòng Switch PoE TOTOLINK tương thích tốt với thiết bị mạng

  • TOTOLINK SW504P: Thiết bị có vỏ hộp kim loại được phủ lớp sơn đen sang trọng bên ngoài. Sản phẩm sở hữu thiết kế tiện dụng có thể để bàn hoặc treo tường tùy vào từng trường hợp. Bên trên sản phẩm có 1 cổng uplink 10/100Mbps và 4 cổng kết nối PoE 10/100Mbps. Chuẩn kết nối của thiết bị là IEEE 802.3at/af/x. Đặc biệt, sản phẩm còn được tích hợp bảng MAC 1K cho khả năng tự động đọc địa chỉ thông minh. Dòng sản phẩm hỗ trợ khoảng cách truyền tải tín hiệu lên đến 250m.
  • TOTOLINK SW1008P: Thiết bị có kiểu dáng hình chữ nhật sở hữu kích cỡ gọn gàng. Điều này đem đến sự tiện lợi cao cho người sử dụng. Bên trên sản phẩm được trang bị đến 2 cổng uplink và 8 cổng PoE. Song song đó, dòng sản phẩm còn hỗ trợ lưu trữ băng thông lên đến 5.6Gbps và hệ thống mạng VLAN có độ bảo mật cao. Nổi bật hơn cả là bộ nút mở rộng khoảng cách truyền tín hiệu lên đến 250m và bảng MAC 16k tự động đọc địa chỉ kết nối. Theo đó đây là lựa chọn số 1 khi thiết kế giải pháp Wifi cho doanh nghiệp.

Lên giải pháp chọn Router chịu tải cho doanh nghiệp

Sau khi đã lựa chọn được các Access Switch phù hợp, bước cốt lõi tiếp theo là tìm kiếm dòng Core Switch, Firewall tương ứng. Những thiết bị này sẽ giúp doanh nghiệp quản lý phân cấp dễ dàng hơn. Sản phẩm cũng cho độ bảo mật hệ thống cao hơn trong quá trình sử dụng.

Nói cách khác, vấn đề quan trọng mà bạn cần lưu tâm là lựa chọn loại Router phù hợp để phục vụ nhu cầu doanh nghiệp. Muốn vậy người dùng cần có cho mình giải pháp chọn Router có khả năng chịu tải tương thích với hệ thống mạng máy tính.

Được biết thiết bị Router chịu tải đóng vai trò to lớn bên trong hệ thống mạng của doanh nghiệp. Bởi sản phẩm nắm giữ chức năng quan trọng trong quá trình kết nối mạng của đơn vị kinh doanh. Đó chính là chức năng đảm bảo kết nối Internet với tính ổn định cao. Nhờ vào sự ổn định trong đường truyền mạng, hiệu quả hoạt động của đơn vị kinh doanh cũng được gia tăng theo cấp số nhân.

Hiện nay các loại Router sử dụng cho mô hình mạng máy tính doanh nghiệp được tích hợp khả năng kết nối Wifi cùng mạng LAN. Kiểu thiết kế này đảm bảo được quá trình hoạt động của đường truyền internet luôn ở  trạng thái tốt nhất. Kể cả khi hệ thống có nhiều thiết bị truy cập cùng lúc.

Ngoài ra với nhiều tính năng thông minh khác, Router chịu tải cho doanh nghiệp còn giúp vị kinh doanh ứng dụng hệ thống VOIP, Print Server, VPN và máy chủ ảo,…  Thiết bị thường được trang bị từ 1 – 2 cổng FXS để nâng cao khả năng kết nối cho hệ thống mạng máy tính.

Đặc biệt nhất là loại Router lắp đặt tại doanh nghiệp đảm bảo độ bảo mật cao cho hệ thống mạng máy tính. Bởi bên trong sản phẩm được tích hợp hệ thống tường lửa có khả năng ngăn cản mọi hành vi xâm nhập bất hợp pháp từ bên ngoài. Tính năng thông minh còn hỗ trợ người dùng quản lý các truy cập nội bộ một cách chặt chẽ hơn.

Ngoài ra, việc lắp đặt Router cho doanh nghiệp còn được xem là một giải pháp tiết kiệm chi phí in ấn tài liệu. Lý do là vì router cho phép các user chia sẻ máy in cùng với nhau và có thể sử dụng thay thế cho máy fax. Nhờ vậy mà giá cước đường dài liên tỉnh hoặc quốc tế được cắt giảm xuống mức thấp nhất.

Thông thường mỗi một thiết bị Router có khả năng chịu tải khác nhau. Vì vậy bạn cần căn cứ vào thông số kỹ thuật của sản phẩm để đưa ra sự lựa chọn phù hợp dựa trên nhu cầu sử dụng. Cụ thể hơn, giải pháp thiết kế hệ thống mạng cho doanh nghiệp với loại Router phù hợp được xây dựng như sau:

Lựa chọn Gigabit Wifi

Gigabit Wifi là thuật ngữ dùng để chỉ các loại Router có giao thức 802.11ac. Sản phẩm hỗ trợ tốc độ truyền tải lên đến 1,3Gbps cho người sử dụng. Với tốc độ truyền tải mạnh mẽ, thiết bị đáp ứng cao nhu cầu sử dụng của các đơn vị kinh doanh. Nơi có hệ thống mạng chịu sự truy cập lớn của các User.

Chọn loại Router được trang bị nhiều băng tần

Đối với hệ thống mạng máy tính của doanh nghiệp, sản phẩm phù hợp để lắp đặt là những loại Router được trang bị băng tần kép hoặc 3 băng tần. Trong đó Router băng tần kép thường sử dụng băng tần 2.4GHz và 5GHz. Đối với Router 3 băng tần thì các băng tần được trang bị bao gồm 1 băng tần 2.4GHz và 2 băng tần 5GHz.

Nhờ hệ thống băng tầng đa dạng, thiết bị cho khả năng truyền tải dữ liệu nhanh chóng và ổn định hơn so với loại Router một băng tần. Điều này giúp hệ thống mạng doanh nghiệp ít bị tắc nghẽn khi có nhiều User truy cập cùng lúc.

Sử dụng Router có phạm vi phát sóng rộng

Các đơn vị kinh doanh thường có nhu cầu xây dựng mô hình mạng máy tính doanh nghiệp cho nhiều phòng ban cùng lúc. Điều quan trọng khi này là hệ thống mạng được xây dựng phải đảm bảo được tín hiệu đường truyền ổn định.

Đó là lý do vì sao bạn nhất định phải lựa chọn loại Router có phạm vi phát sóng rộng. Lựa chọn này đảm bảo được tín hiệu Wifi có thể bao phủ toàn bộ khu vực làm việc trong văn phòng và các ngõ ngách tại công ty. Sản phẩm cho khả năng kết nối với hơn 200 thiết bị cùng lúc nhưng vẫn cho tốc độ truyền tải cao.

Lắp đặt Router được trang bị nhiều tính năng tiên tiến

Bên cạnh tốc độ cao, tính ổn định, loại Router được sử dụng cho doanh nghiệp phải đảm bảo được khả năng bảo mật. Muốn vậy bạn phải lựa chọn những sản phẩm được trang bị nhiều tính năng tiên tiến. Điển hình như tính năng máy chủ VPN tích hợp. Đây là tính năng cung cấp một mạng riêng, đảm bảo an toàn cao nhờ quá trình mã hóa các lưu lượng truy cập.

Dựa trên tiêu chuẩn lựa chọn Router doanh nghiệp, bạn có thể sử dụng các sản phẩm đến từ những thương hiệu lớn như Cisco, Juniper và Fortinet.